‘Có nghệ sĩ rất nhiều bệnh, quảng cáo thực phẩm chức năng nào cũng tham gia’
Theo Bộ Y tế, một thực trạng đáng báo động là các nghệ sĩ, người nổi tiếng tham gia quảng cáo, thổi phồng tác dụng của thực phẩm chức năng, khiến người tiêu dùng nhầm lẫn là thuốc chữa bệnh.
Thông tin được đưa ra tại hội thảo "Phát triển bền vững thị trường thực phẩm chức năng" do Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) phối hợp với Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam tổ chức, sáng 20/12.
Sau 20 năm, số lượng thực phẩm chức năng đăng ký mới mỗi năm có thể lên tới con số chục nghìn, trên 70% là sản phẩm sản xuất trong nước. Người biết và sử dụng thực phẩm chức năng tăng lên trên 60%. Tuy nhiên, thời gian qua, rất nhiều sản phẩm vi phạm quảng cáo, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.
Nhiều nghệ sĩ bị lên án vì quảng cáo "lố", sai sự thật về các sản phẩm thực phẩm chức năng.
PGS.TS Nguyễn Thanh Phong - Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm thông tin, nhiều doanh nghiệp đang có tình trạng "đăng ký một đằng, sản xuất một nẻo". Không ít đơn vị đã lợi dụng hình ảnh các y bác sĩ, người nổi tiếng, diễn viên để "thổi phồng" tác dụng của thực phẩm chức năng.
Đồng quan điểm, TS Trần Việt Nga, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cũng bức xúc về việc sử dụng danh nghĩa, hình ảnh bác sĩ, người nổi tiếng, cơ quan báo chí, truyền hình uy tín để quảng cáo thực phẩm chức năng như thuốc chữa bệnh, thần dược.
Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm cho biết: “Chúng tôi theo dõi, thống kê thấy rằng có những diễn viên, người nổi tiếng nhiều bệnh vì quảng cáo sản phẩm nào cũng tham gia, lúc thì bệnh gout, tim mạch, lúc là bệnh huyết áp… và đều khỏi bệnh sau một thời gian ngắn sử dụng sản phẩm”.
Quảng cáo thực phẩm chức năng như thần dược, khiến nhiều người mua và sử dụng sản phẩm không hiệu quả, tiền mất tật mang. Cục An toàn Thực phẩm đã công khai thông tin trên website của cơ quan này để cảnh báo nhưng tình trạng trên vẫn diễn ra phổ biến.
Theo TS Nga, bên cạnh đó, rất nhiều sản phẩm chưa được Cục An toàn thực phẩm xác nhận nội dung quảng cáo nhưng vẫn xuất hiện rộng rãi trên các phương tiện đại chúng. Một số trường hợp quảng cáo sai nội dung được phê duyệt, thêm bớt từ ngữ bị cấm hoặc câu chữ khiến người tiêu dùng cảm nhận “đây là thần dược”.
“Chúng tôi nhận được nhiều cuộc điện thoại của các bác lớn tuổi hỏi nhiều về những trường hợp quảng cáo như vậy. Họ xem ti vi và thấy đài truyền hình nổi tiếng giới thiệu nên đã tin, mua”, TS Nga nói.
Bên cạnh đó, theo các chuyên gia, có hiện tượng sản phẩm không đúng như bản đăng ký. Nhà sản xuất còn vì lợi nhuận mà cho thêm chất cấm, chất độc hại vào trong sản phẩm.
Về kết quả xử lý vi phạm quảng cáo thực phẩm chức năng, Cục An toàn thực phẩm đã xử lý 285 trường hợp vi phạm quảng cáo. Về xử phạt hành chính, năm 2020, số cơ sở vi phạm là 48, số tiền phạt hơn 2 tỷ đồng. 10 tháng đầu năm 2022 là 28 cơ sở vi phạm, thu 10,5 tỷ đồng.
TS Nga cũng nêu khó khăn của việc xử lý do vi phạm tại các website, mạng xã hội đặt máy chủ tại nước ngoài khó kiểm soát; không xác định được chủ thể quảng cáo vi phạm, không có cơ sở để xử lý.
Sự phát triển công nghệ số đã rất dễ dàng tạo các clip, video sử dụng hình ảnh các cơ sở y tế, bác sỹ, hình ảnh đài truyền hình, nhà khoa học đã nghỉ hưu để quảng cáo thực phẩm như thuốc chữa bệnh.
Bên cạnh đó, các tổ chức, cá nhân có sản phẩm vi phạm quảng cáo, khi cơ quan quản lý phát hiện, mời đến lập biên bản vi phạm hành chính không thừa nhận trang web vi phạm là của mình, do vậy không xử lý được.
“Ngoài ra, nhân lực của các cơ quan chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực này còn hạn chế về số lượng và năng lực”, TS Nga nêu.
Ông Nguyễn Đức Lê, Phó Cục trưởng Cục nghiệp vụ, Tổng cục Quản lý thị trường, cho rằng kỹ thuật chống hàng giả của Việt Nam hiện đã tụt hậu và không hữu ích.
Do đó, Bộ Y tế và các bộ, ngành có liên quan cùng với các doanh nghiệp phải có những công cụ, giải pháp tiên tiến được pháp luật thừa nhận để có thể hỗ trợ cho lực lượng chức năng khi thực thi nhiệm vụ; có cơ sở để đánh giá, xác minh nhanh độ thật, giả của sản phẩm thực phẩm chức năng lưu thông trên thị trường.
Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức của người tiêu dùng không tự ý mua thực phẩm chức năng không qua tư vấn của cơ quan, đơn vị có chuyên môn, không mua theo trào lưu, trên mạng.
Cảnh báo loại siro trí não giúp trẻ ‘học nhanh, nhớ lâu’ quảng cáo sai sự thậtCục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, vừa phát đi cảnh báo về thực phẩm bảo vệ sức khỏe Golden Gen vi phạm quy định của pháp luật về quảng cáo.
Theo: Nguồn vietnamnet.vn
Tags:thực phẩm chức năng
Bộ Y tế
quảng cáo
nghệ sĩ
vi phạm
Tin cùng chuyên mục
Thức ăn nhanh “tàn phá” sức khỏe ra sao?
Thức ăn nhanh đang trở thành loại thực phẩm yêu thích của nhiều người bởi ăn ngon miệng, hợp khẩu vị lại không mất nhiều thời gian chế biến.
Hà Nội: Phòng ngừa các tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình
UBND thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch triển khai công tác gia đình trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2025.
Để món rau thêm hấp dẫn
Khác với các loại thực phẩm khác, rau xanh thường không kích thích khẩu vị, khiến người ta cảm thấy khó ăn hơn, nhất là các món ăn chế biến tốt cho sức khỏe từ rau xanh như luộc, nấu canh...
Dior xóa ảnh Thùy Tiên, có nhãn hàng sắp dừng hợp đồng
Một thương hiệu lớn của thế giới là Dior đã xóa ảnh Hoa hậu Thùy Tiên, các nhãn hàng khác không đăng thông tin hoặc ở trạng thái im lặng.
MC Mù Tạt và Đức Huy tung ảnh cực tình, xóa tin đồn chia tay
MC Mù Tạt - cầu thủ Đức Huy vừa có chuyến nghỉ dưỡng sang chảnh. Cả hai chia sẻ loạt ảnh cực tình cảm bên nhau sau những ồn ào “đường ai nấy đi”.
Wags Việt chào hè bằng loạt ảnh nóng bỏng trên biển
Yến Xuân - vợ thủ môn Đặng Văn Lâm, Nguyễn Gia Hân - bạn gái của tiền vệ Hoàng Đức… chia sẻ loạt ảnh bikini nóng bỏng trên trang cá nhân những ngày đầu hè.