Nuốt sống mật cá chép, người đàn ông nhập viện: Lợi đâu chưa thấy, rước hoạ ngay tức thì!
Với hi vọng nuốt mật cá chép sống sẽ bồi bổ sức khoẻ, người đàn ông 44 tuổi nôn ra dịch vàng, nhập viện cấp cứu.
Theo báo đưa tin, một gia đình làm thịt một con cá chép khoảng 4 kg thành các món ăn. Kết quả, một tiếng sau anh bị đau bụng âm ỉ, liên tục nôn mửa và đi ngoài phân lỏng. Gia đình theo dõi một thời gian, thấy các triệu chứng không đỡ nên đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng.
Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị ngộ độc mật cá chép. Các xét nghiệm cho thấy, bệnh nhân bị suy đa tạng nặng nề do ngộ độc như men gan tăng cao, suy thận cấp. Hiện, người bệnh tiếp tục điều trị cấp cứu, điều chỉnh rối loạn điện giải, lợi tiểu, theo dõi sát nhằm phòng và điều trị kịp thời nếu có diễn biến nặng.
Hiện người bệnh tiếp tục được điều trị cấp cứu, điều chỉnh rối loạn điện giải, lợi tiểu, theo dõi sát nhằm phòng và điều trị kịp thời nếu có diễn biến nặng.
Chưa có cơ sở khoa học khẳng định mật cá chép tốt cho sức khoẻ (Ảnh Internet)
Cho đến nay chưa có tài liệu khoa học nào khẳng định việc ăn mật cá có tác dụng chữa bệnh mà thực tế rất nhiều trường hợp khi nuốt mật cá đã bị ngộ độc, thậm chí tử vong.
Theo một số nghiên cứu, các loại cá túi mật có khả năng gây độc là cá trắm cỏ, đen; cá chép thường; cá mè hoa, hôi; cá trôi Ấn Độ… Đặc biệt, loại cá thuộc họ cá chép (Cypridae) độc tố của nó là một acid mật C27 gây độc cho các cơ quan nội tạng, cơ quan sinh sản và máu.
Độc tố này chỉ thấy trong mật, gan, tụy của cá chứ không có trong thịt cá và đặc biệt là chỉ thấy trong mật cá nước ngọt, không có trong cá nước mặn. Tình trạng ngộ độc cũng chỉ xảy ra khi nuốt nhiều túi mật hoặc nuốt một túi mật cá lớn với triệu chứng thường gặp sau khi nuốt mật là rối loạn tiêu hóa.
Cụ thể là người bệnh thấy đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy; đi tiểu ít, có khi vô liệu. Trường hợp nặng, bệnh nhân bị phù não, phù phổi cấp, viêm tế bào gan cấp, chậm nhịp tim, bị co giật toàn thân. Nếu nuốt phải một lượng mật cá từ 15-30ml, khoảng 77% bệnh nhân đi tiểu ra máu và 62% bệnh nhân bị vàng da.
Do vậy, để đảm bảo sức khoẻ, bác sĩ khuyến cáo người dân chỉ ăn cá khi đã nấu, nướng chín kỹ. Không nên ăn lòng cá chép do dễ bị nhiễm ký sinh trùng, giun, sán; không nên nấu cả con cá chép và giữ nguyên mật.
Mọi người nên rửa sạch cá, bỏ mật và lòng cá trước khi nấu. Sau khi ăn cá và xuất hiện tình trạng buồn nôn, đau bụng, vàng da, tiêu chảy... thì phải chủ động tới bệnh viện khám sớm để cứu chữa kịp thời.
Theo: khoevadep
Tin cùng chuyên mục
Thức ăn nhanh “tàn phá” sức khỏe ra sao?
Thức ăn nhanh đang trở thành loại thực phẩm yêu thích của nhiều người bởi ăn ngon miệng, hợp khẩu vị lại không mất nhiều thời gian chế biến.
Hà Nội: Phòng ngừa các tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình
UBND thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch triển khai công tác gia đình trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2025.
Để món rau thêm hấp dẫn
Khác với các loại thực phẩm khác, rau xanh thường không kích thích khẩu vị, khiến người ta cảm thấy khó ăn hơn, nhất là các món ăn chế biến tốt cho sức khỏe từ rau xanh như luộc, nấu canh...
Dior xóa ảnh Thùy Tiên, có nhãn hàng sắp dừng hợp đồng
Một thương hiệu lớn của thế giới là Dior đã xóa ảnh Hoa hậu Thùy Tiên, các nhãn hàng khác không đăng thông tin hoặc ở trạng thái im lặng.
MC Mù Tạt và Đức Huy tung ảnh cực tình, xóa tin đồn chia tay
MC Mù Tạt - cầu thủ Đức Huy vừa có chuyến nghỉ dưỡng sang chảnh. Cả hai chia sẻ loạt ảnh cực tình cảm bên nhau sau những ồn ào “đường ai nấy đi”.
Wags Việt chào hè bằng loạt ảnh nóng bỏng trên biển
Yến Xuân - vợ thủ môn Đặng Văn Lâm, Nguyễn Gia Hân - bạn gái của tiền vệ Hoàng Đức… chia sẻ loạt ảnh bikini nóng bỏng trên trang cá nhân những ngày đầu hè.