Phòng văn của nhà văn Tô Hoài thành hiệu sách Dế Mèn
Hiệu sách Dế Mèn do chính con cháu Tô Hoài thực hiện, diện tích rộng hơn 10 mét vuông. Ngoài các đầu sách của "ông Dế Mèn", hiệu sách còn có nhiều tác phẩm cho thiếu nhi, phần lớn là sách văn học.
Bà Nguyễn Thị Cúc, vợ nhà văn Tô Hoài, chia sẻ: "Đây là chút hương hỏa ông Tô Hoài để lại cho các cháu. Căn phòng văn của ông trở thành một địa chỉ văn hóa để mọi người yêu sách có thể đến tìm đọc các cuốn sách của ông và các nhà văn khác".
Vợ, con và các cháu nhà văn Tô Hoài bên hiệu sách Dế Mèn.
Nhà văn Tô Hoài sinh ra và lớn lên tại làng Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội. Vùng Bưởi ven đô đã làm nên toàn bộ không gian tuổi thơ của ông, theo vào các trang sách và trở thành "người bạn" tuổi thơ của nhiều thế hệ.
Căn phòng nhỏ tại Nghĩa Tân từng là nơi Tô Hoài tiếp bạn bè văn học, người yêu sách. Bàn viết của ông kê sát bên cửa sổ, ngày nào ông cũng dành tám giờ ngồi vào bàn viết như một công chức cần mẫn. Chị Đan Thanh, con gái thứ hai của nhà văn, tâm sự: "Đây là ngôi nhà cha tôi rất yêu mến, nơi chứa đầy kỷ niệm của ông cùng bạn bè và con cháu".
Những tác phẩm của nhà văn Tô Hoài tại hiệu sách.
Sau ngày giỗ đầu của cha, chị Đan Hà - con gái trưởng của nhà văn - có sáng kiến mở hiệu sách nhỏ dành cho thiếu nhi ở khu vực Nghĩa Tân đúng tâm nguyện của Tô Hoài khi còn sống. Lúc sinh thời, khi được hỏi nếu không làm nhà văn ông sẽ làm gì, Tô Hoài đã chọn nghề bán sách.Hiệu sách cũng tạo công việc cho con cháu trong nhà, giúp các cháu có cơ hội hiểu thêm về ông và là nơi để bạn bè, người yêu sách ghé thăm như khi ông còn sống.
Tags:
Ngôi sao
Phòng văn của nhà văn Tô Hoài thành hiệu sách Dế Mèn - VnExpress Giải Trí
Tin cùng chuyên mục
Món ăn vặt giúp cặp đôi thăng hoa
GD&TĐ - Những món ăn cũng góp phần không nhỏ cho cuộc yêu của vợ chồng được thăng hoa. Xin giới thiệu những món ăn "ông nấu, bà khen" để bạn tham khảo.